Người ta thường biết đến đôi môi thâm là do trang điểm, hút thuốc nhưng ít ai để ý rằng môi thâm chính là dấu hiệu của những căn bệnh nghiêm trọng.

Vùng môi thâm đen là “cảnh báo” tình trạng sức khỏe đang xấu đi. Ở góc độ khoa học, một số căn bệnh như thận, gan, tim… cũng đều có khả năng xảy ra. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, chị em phụ nữ nên đi khám ở trung tâm sức khỏe nếu môi của mình xuất hiện hiện tượng này nhé!

môi thâm
môi thâm

Tác nhân bên trong và tác nhân bên ngoài của môi thâm

Môi thâm do hai tác nhân chính đó là tác nhân bên trong và tác nhân bên ngoài.

  • Tác nhân bên ngoài đó là do thói quen sinh hoạt, ăn uống, trang điểm, thời tiết cụ thể như:

Thói quen sinh hoạt, ăn uống: Hút thuốc nhiều, uống cà phê, rượu

Trang điểm: Do son môi chứa lượng chì vượt mức cho phép là 20ppm

Thời tiết: Do ánh nắng mặt trời, thời tiết hanh khô…

môi thâm

  • Tác nhân bên trong đó là: Hệ tiêu hóa, Tuần hoàn máu, Bệnh viêm gan, Chức năng thận.

Đây là 4 căn bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe chị em phụ nữ. Môi thâm không chỉ là do tác nhân bên ngoài đâu nhé! Chị em tham khảo 4 căn bệnh dưới đây ngay! Có thể bản thân mình đang mắc phải nhưng mà chưa biết đấy!

Môi thâm là như thế nào? Và làm sao khẳng định đây là dấu hiệu bệnh

Khi nhìn ngắm đôi môi của bạn trong gương (khi không có son), xem màu sắc, độ bóng, kết cấu đều là những dấu hiệu phản ánh sức khỏe bên trong cơ thể, đặc biệt là vùng nội tạng.

Bình thường, đôi môi khỏe mạnh sẽ có màu đỏ hồng, sáng bóng, ẩm ướt, khô vừa phải và rất linh hoạt. Một khi bạn gặp các vấn đề về thể chất, đôi môi sẽ xuất hiện các dấu hiệu thay đổi.

Vùng da môi và các hiện tượng bệnh lý xuất hiện quanh môi nhìn ở một góc độ nào đó có thể là dấu hiệu để giải thích cho tình trạng sức khỏe khác nhau trong cơ thể. Đông y cho rằng, đôi môi như là một “phong vũ biểu” của cơ thể con người.

Dưới đây là 4 biểu hiện đôi môi cần được khắc phục sớm

  1. Môi trắng nhợt nhạt
  2. Môi có màu đỏ thiên về đỏ sẫm, đỏ tím
  3. Môi thâm đen thiên hướng tím tái, xỉn màu
  4. Vùng da môi hình thành viền tròn màu đen

môi thâm

Hãy xem thử môi mình có thuộc một trong bốn biểu hiện trên không nhé! Nếu có thì bạn có “nguy cơ” mắc bệnh sau đây!

4 Căn bệnh nguy hiểm là tác nhân khiến môi bạn thâm đen, xỉn màu

1. Hệ thống tiêu hóa

moi-tham-benh-ve-he-tieu-hoa

Những căn bệnh về hệ tiêu hóa chẳng hạn như đau dạ dày, táo bón, rối loạn tiêu hóa kéo dài. Trong giai đoạn này, môi bạn sẽ chuyển dần sang môi thâm. Nhưng bạn chẳng hề hay biết, và tự “chuẩn đoán” bệnh của mình là do son môi, hoặc tuổi tác.

Khi có dấu hiệu như vậy, bạn nên đến trung tâm y tế để khám chính xác căn bệnh của mình. Nếu đó là do hệ tiêu hóa bạn nên làm theo chỉ dẫn bác sĩ, uống thuốc và thay đối cách ăn uống để bảo vệ hệ tiêu hóa của mình. Hoặc nếu do tác nhân bên ngoài (như đã nêu trên), bạn có thể áp dụng các mẹo chăm sóc môi từ thiên nhiên để bảo vệ làn môi của mình

2. Tuần hoàn máu

moi-tham-benh-ve-tuan_hoan_mau

Tuần hoàn máu kém, hoặc máu lưu thông không đều cũng có là nguyên nhân làm môi bạn biến đổi sắc màu. Theo nghiên cứu cho thấy, tuần hoàn máu không tốt thường sẽ gây bệnh tim mạch, mạch máu não, phổ biến nhất là bệnh tim mạch, thiếu máu, trường hợp xấu nhất thậm chí có thể gây ra đột quỵ,

Vì thế chị em thấy môi mình có màu sắc thâm đen, hãy lưu ý và đi khám ngay, để kịp thời ngăn chặn căn bệnh này

3. Chức năng thận

moi-tham-benh-ve-than
moi-tham-benh-ve-than

Những triệu chứng thận hư, nhiệm độc, viêm thận làm cho môi bạn thâm đen. Bạn có thể thấy những người bị vấn đề về thận, môi họ thường đen. Vì thế, để chính xác hơn, bạn nên đi khám sớm hơn.

Đôi môi thâm làm bạn trở nên thiếu sức sống, không tươi tắn và mất điểm trong mắt người đối diện. Là phụ nữ hãy đặc biệt hãy lưu ý vấn đề này

4. Viêm gan B

moi-tham-benh-ve-viem-gan

Triệu chứng môi thâm cũng có thể là viêm gan B. Thông thường căn bệnh này làm da của bạn trở nên xấu đi, môi cũng vậy. Khi chức năng gan bị hư hỏng nghiêm trọng sẽ khiến sắc tố đen của cơ thể tăng lên, làm môi thâm đen. Do đó, bệnh nhân viêm gan loại B nên định kỳ kiểm tra chức năng gan, nếu gan suy giảm chức năng nên sớm điều trị.

Tất cả 4 căn bệnh đều được nghiên cứu, và có cơ sở khoa học minh chứng. Đây có thể là nguyên nhân làm môi bạn thâm đen. Tuy nhiên, khi bạn nhận thấy môi mình trở nên thâm, đen một cách bất thường hãy đi khám ngay, để tìm ra được nguyên nhân chính và điều trì phù hợp nhé!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *